5 Bí quyết tạo dựng 1 thương hiệu thành công

Một ngày nào đó bạn sẽ không ngờ rằng, chính những người bạn này có thể mang lại cho bạn cơ hội việc làm tốt hơn hay những tuyệt vời.
Điều gì làm cho người tiêu dùng luôn nhớ đến Coca-Cola, Apple, Starbucks và McDonald’s thay vì những sản phẩm của khác? Điều gì khiến nhà tuyển dụng “săn đón” ứng viên này mà không phải những ứng viên kia? Câu trả lời chính là nhờ Tiếp thị (marketing), và cụ thể là sức mạnh của việc Xây dựng (branding).

Việc xây dựng thương hiệu giờ đây không chỉ dành riêng cho sản phẩm. Quá trình tạo dựng thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, khám phá những điểm mạnh và tạo ra những giá trị khác biệt.

Nếu bạn muốn có được công việc mơ ước và thăng tiến trong sự nghiệp, hãy bắt tay xây dựng thương hiệu bản thân ngay hôm nay!

1. Tích lũy kinh nghiệm, thu thập thành tích

Xây dựng thương hiệu cá nhân bắt đầu bằng việc thu thập những thành tích bạn đã gặt hái và những kinh nghiệm bạn tích lũy được. Đây chính là nền tảng cho thương hiệu cá nhân của bạn.

Trước khi bắt tay vào làm một công việc mới, bạn cần dành thời gian lên kế hoạch và xác định rõ “bạn muốn thương hiệu cá nhân của mình đại diện cho điều gì?”; để từ đó có thể vạch ra chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp.
Để tăng thêm độ tin cậy cho thương hiệu cá nhân, ngoài công việc hiện tại, bạn nên chủ động thử thách bản thân bằng cách mở rộng phạm vi công việc, nhận thêm những việc mới phù hợp với chiến lược và mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra. Chẳng hạn như tham gia những hoạt động tình nguyện để học hỏi những kinh nghiệm mới, hoặc nhận thêm những công việc ngoài giờ hoặc tư vấn sẽ làm giàu thành tích của bạn.

2. Nâng cao kiến thức

Tùy theo ngành nghề, bạn sẽ cần phải hoàn thành một số chương trình đào tạo để có một số bằng cấp nhất định. Tuy nhiên, việc thăng tiến trong sự nghiệp luôn tỷ lệ thuận với vốn kiến thức của bản thân. Ngoài ra, những khóa học, chứng chỉ, hay văn bằng Đại học, Thạc sĩ sẽ góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của bạn.

Trên thực tế, việc “học, học nữa, học mãi” đôi khi sẽ rất áp lực vì bạn phải thực sự đầu tư về thời gian và tài chính, tuy nhiên khoản đầu tư này hoàn toàn xứng đáng! Bạn cũng có thể tìm học bổng hoặc tham gia các khóa huấn luyện nội bộ của công ty. Tham khảo ý kiến của những người bạn tin tưởng và có uy tín trong lĩnh vực bạn đang làm như cấp trên hay đồng nghiệp cũng là một cách để hiểu rõ những kiến thức bạn cần trau dồi thêm.

3. Tích cực quảng bá thương hiệu

Bạn đã xây dựng được thương hiệu nhưng không ai biết đến thì xem như thành công vẫn xa tầm với. Sự thật là không ai nỗ lực quảng bá cho thương hiệu của bạn hơn chính bạn. Hãy tạm thời gạt sự khiêm tốn qua một bên. Điều này không có nghĩa là bạn khoe khoang tài năng, bạn chỉ cần tiếp thị bản thân mình một cách phù hợp.

Một trong những công cụ truyền thống để quảng bá bản thân hiệu quả đó chính là hồ sơ tìm việc. Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê những thông tin nổi bật về thành tích, kinh nghiệm, kỹ năng và học vấn vào hồ sơ. Các nhà tuyển dụng hiện nay có xu hướng tìm người tài cho doanh nghiệp trên các trang web tuyển dụng. Do vậy, một bộ hồ sơ trực tuyến là không thể thiếu để bạn tiếp thị hình ảnh cá nhân đến nhà tuyển dụng tiềm năng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

4. Trở thành chuyên gia

Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn là một cách gia tăng độ tin cậy cho thương hiệu. Bạn có thể bắt đầu bằng việc viết lách trên trang web cá nhân, cộng tác với các báo chuyên ngành để đưa ra những bài viết chuyên môn, những nhận định về thị trường và ngành nghề. Tích cực tham gia các buổi hội thảo, hội nghị chuyên ngành với vai trò là diễn giả cũng là cách để tăng độ nhận biết thương hiệu. Bạn cũng có thể tham gia các cuộc thi uy tín trong và ngoài nước; những giải thưởng từ cuộc thi này sẽ góp phần gia tăng uy tín cho thương hiệu của bạn.

5. Xây dựng những mối quan hệ tích cực

Một trong những công cụ hiệu quả để quảng bá thương hiệu đó chính là “Marketing Truyền miệng”. Và công cụ này cũng vô cùng hữu ích khi quảng bá một thương hiệu cá nhân. Việc mọi người nhìn nhận về bạn, về kỹ năng, năng lực và thành tích bạn sẽ góp phần củng cố thương hiệu của bạn.

Vì vậy, hãy xây dựng và nuôi dưỡng những mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác, bạn bè và sếp cũ… Hãy giữ liên lạc thường xuyên với họ và khéo léo cập nhật tình hình công việc cũng như những thành tích mới nhất của bạn. Và nếu có cơ hội, bạn cũng nên gặp gỡ thêm người mới để có một mạng lưới các mối quan hệ phong phú. Một ngày nào đó bạn sẽ không ngờ rằng, chính những người bạn này có thể mang lại cho bạn cơ hội việc làm tốt hơn hay những hợp đồng kinh doanh tuyệt vời.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *